-Tên gọi khác: Cây
vừng, Hồ Ma (vị thuốc)
-Tên tiếng Anh: Sesame, Semsem, Gingelly
-Tên khoa học: Sesamum
indicum L.
1. Nguồn gốc
Cây mè có tên khoa học là (Sesamum
indicum Linn). Nguồn gốc có từ Châu Phi. Có nhiều ý kiến cho rằng
Êtiopia là nguyên sản của giống mè trồng hiện nay. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho
rằng vùng Afghan - Persian mới là nguyên sản của các giống mè trồng. Mè là loại
cây có dầu được trồng lâu đời (khoảng 2000 năm trước công nguyên). Sau đó được
đưa vào vùng tiểu Á (Babylon) và được di về phía tây - vào châu Âu và phía nam
vào châu Á dần dần được phân bố đến Ấn Độ và một số nước nam Á Trung Quốc. Ấn
Độ được xem như là trung tâm phân bố của cây mè. Ở Nam Mỹ, mè được du nhập qua từ Châu Phi sau khi
người Âu Châu khám phá ra ở Châu Mỹ vào năm 1492 (do Chritophecoloms người Bồ
Đào Nha và Tây Ban Nha) đem mè đi bán.
2. Phân Loại:
Trên thế giới, mè được trồng là Sesamun
indicum Linn. có số lượng nhiễm sắc thể 2n = 26, ngoài ra còn có S.
Capennsen, S. alanum, S. chenkii, S. laniniatum có 2n = 64.
Mè có nhiều giống và nhiều dòng,
khác nhau về thời gian sinh trưởng, màu sắc của hạt và dạng cây.
Một giả thuyết cho rằng có một đoàn
du khảo của Liên Xô đi khắp thế giới đã thu được 500 mẫu, chia ra 111 dạng khác
nhau nhưng nói chung hiện nay phân loại mè dựa vào một số đặc tính thực vật như
sau:
- Thời gian sinh trưởng: phân loại
giống có thời gian sinh trưởng dài ngày (trên 100 ngày) hoặc giống sinh trưởng
ngắn ngày (dưới 100 ngày). Cách phân loại này rất quan trọng khi chọn giống để
luân canh với cây trồng khác như lúa, bắp, đậu, khoai...
- Số khía trên trái mè: phân loại
các giống mè bốn khía, sáu khía, tám khía, phân loại này dùng để chọn cỡ hạt
nhỏ lại.
- Trái bị nứt khi thu hoạch hay
không bị nứt: phân loại này giúp cho việc thu hoạch được đồng loạt hay không vì
những giống không nứt trái khi thu hoạch không bị nứt hạt.
- Màu hạt: đây là cách phân loại phổ
biến nhất. Phân biệt hai loại mè:
Mè đen (Sesamun indicum L.),
Mè vàng (Sesamun orientalis L.),Mè trắng và mè đỏ nâu.
Mè đen cho màu có phẩm chất tốt và
hàm lượng dầu cao hơn mè trắng (nhất là mè đen một vỏ), mè đen có giá trị xuất
khẩu cao hơn mè trắng.
Vỏ hạt phân biệt mè một vỏ với mè
hai vỏ, vì mè một vỏ cho dầu cao hơn mè hai vỏ.
Ngoài các cách phân loại trên, người
ta còn phân loại mè theo thời vụ trồng, số hoa ở nách lá, sự phân cành trên
thân.
Một số giống được trồng phổ biến
hiện nay:
* Nhóm
mè vàng
- Mè vàng An Giang: trổ hoa 30 ngày
sau khi trồng phân cành ít (2-3 cành trên cây), thân màu xanh, chiều cao khoảng
80cm, thời gian sinh trưởng ngắn, khoảng 85 ngày. Năng suất bình quân 1,2
tấn/ha, giống này có sáu hoa, trái có tám khía, trồng phổ biến ở vùng Châu Phú
(An Giang).
- Mè vàng Miền Đông: trổ hoa 30 ngày
sau khi trồng, phân cành trung bình (4 cành/cây), thân màu xanh đậm, chiều cao
thấp (70 cm), thời gian sinh trưởng ngắn (80 ngày), năng suất khá cao (1,5
tấn/ha). Giống trồng phổ biến ở Đồng Nai, Sông Bé trên vùng đất cao, trái có
bốn đến tám khía.
- Mè vàng Cồn Khương: Trổ hoa ngày
thứ 35 sau khi trồng, phân cành 4-6 cành/cây), chiều cao 90 cm, thời gian sinh
trưởng 75 ngày, năng suất 1,4 tấn/ha. Trồng phổ biến ở Cồn Khương (Cần Thơ),
trái có bốn đến sáu khía.
* Nhóm
mè đen:
- Mè đen Trà Ôn: trổ hoa ngày thứ 35
sau khi gieo, phân cành nhiều (4-6 cành/cây), chiều cao 90 cm, thời gian sinh
trưởng 95 ngày, năng suất khá cao (1,4 tấn/ha). Trồng phổ biến ở Trà Ôn (Vĩnh
Long), trái có từ 4 đến 6 khía.
- Mè đen Campuchia: nhập từ Ấn Độ,
phân cành rất nhiều, có cả cành cấp hai mang trái, chiều cao từ 90 - 100cm,
thời gian sinh trưởng 100 ngày, năng suất cao nhất trong các giống (1,6
tấn/ha), tuy nhiên hạt có nhiều màu sắc khác nhau (có cả đỏ, trắng, nâu), rất
khó khi chọn hạt để xuất khẩu.
- Mè đen 2 vỏ Bình Thuận: có nguồn
gốc từ Bình Thuận, số nhánh trên thân
từ 2 – 4 nhánh; trên thân có lông màu trắng nhỏ và ít; thời gian ra hoa từ 25 –
27 ngày sau trồng; thời gian sinh trưởng khoảng75 - 81 ngày sau trồng;Năng suất có thể đạt được
1,4 tấn/ha.
* Nhóm
mè trắng:
Giống
vừng V6: Thời gian sinh trưởng 75 – 80 ngày. Trồng được 2 vụ trong năm. Hàm lượng
dầu trong hạt 52% cao hơn hai loại vừng đen và vừng vàng. Năng suất trung bình
8 – 10 tạ/ha, thâm canh cao đạt 13 – 14 tạ/ha.
3. Công dụng và giá trị kinh tế
3.1. Công dụng
a. Hạt mè.
- Được sử dụng rất phổ biến để chế biến nhiều dạng thức ăn (kẹo mè, chè
mè...). Trong dân gian, còn dùng mè để nấu cháo (nếp với mè) cho người mẹ cho
con bú rất tốt.
b. Dầu mè
- Tiêu thụ nhiều nhất, dầu mè rất tốt, khác với các loại dầu khác là
không bị oxy hóa nên nên không chuyển thành mùi khó chịu. Vì trong mè có chứa
chất sesamol, ngăn cản quá trình oxy-hóa.
Trong kỹ nghệ, dầu mè sử dụng để bôi trơn máy móc cao cấp: máy bay, máy
dùng trong khoa học kỹ thuật, dầu dùng để pha sơn, pha vecni rất tốt vì có màu
láng bóng.
Trong y học, dùng để làm thuốc viên con nhộng. Dầu mè còn dùng trong mỹ
phẩm, ở Ấn Độ, người ta còn dùng dầu mè để bôi vào tóc cho bóng mượt.
3.2. Giá trị dinh dưỡng.
Mè có giá trị dinh dưỡng cao, trong hạt mè có chứa: 45 - 55% dầu, 19 -
20% Protein, 8 - 11% đường, 5% nước, 4 - 6% chất tro. Thành phần axit hữu cơ
chủ yếu của dầu mè là 2 loại acid béo chưa no sau:
- Axit oleic (C18 H34 O2): 45,3 - 49,4%.
- Axit linoleic (C18 H32 O2): 37,7 - 41,2%.
Nếu so sánh hàm lượng acid amin có trong bột mè và trong thịt, ta
thấy các acid amin có trong bột mè gần tương đương với acid amin có trong thịt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét